Giải pháp điều trị COPD tại nhà
COPD là một dạng bệnh phổi mãn tính, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, tuy nhiên bệnh này có thể phòng ngừa và điều trị được. Novamed Vietnam sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức về bệnh COPD cũng như giải pháp điều trị bệnh tại nhà bằng công nghệ y học tiên tiến.
Bệnh COPD là gì?
Một cơ thể dù có khỏe mạnh đến đâu thì cũng sẽ có nguy cơ ít nhất một lần bị mắc bệnh về hệ hô hấp. Thời tiết thay đổi thất thường, khí hậu khắc nghiệt, môi trường làm việc, lây truyền từ người sang người, lây truyền từ động vật sang người,… có rất nhiều nguyên nhân có thể tác động mạnh đến hệ hô hấp của cơ thể, đặc biệt là phần phổi. Để liệt kê hết các căn bệnh về phổi thì rất khó bởi chúng có quá nhiều (Lao phổi, hen phế quản, viêm phổi, ung thư phổi,…), thế nhưng những trường hợp người bệnh bị bệnh về phổi phổ biến nhất phải kể tới bệnh COPD. Vậy thực chất COPD là gì?
COPD là cụm từ viết tắt của Chronic Obstructive Pulmonary Disease, loại bệnh này được hiểu là một tình trạng viêm phổi mãn tính hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Căn bệnh này được chia thành 2 dạng nhỏ là tình trạng khí phế thũng (các vách của túi nang bị tổn thương, khiến đường thở bị thu hẹp) và viêm phế quản tắc nghẽn (tình trạng viêm sưng mạn tính khiến cho thành trong các ống thở bị hẹp, cản trở việc không khí thoát ra ngoài phổi không được bình thường).
Việc ống thở bị hẹp khiến cho không khí bị mắc kẹt trong phổi, khiến bệnh nhân khó hô hấp được bình thường dẫn tới sự giãn nở hoặc căng phình bất thường. Khi không khí thường xuyên bị mắc kẹt trong phổi cùng với việc gắng sức để thở sẽ dẫn đến tình trạng khó thở cho bệnh nhân.
Các biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh COPD có thể gây ra một số biến chứng đáng sợ, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng như:
1. Tràn khí màng phổi
Người bệnh mắc bệnh ở giai đoạn nặng có tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài dẫn tới hiện tượng lượng khí hít vào trong phế nang không được thở ra hết. Lượng khí tích tụ này tăng lên làm cho phế nang bị căng giãn, mỏng dần đi và dễ bị vỡ vào khoang màng phổi gây ra tràn khí màng phổi. Tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa nếu tình trạng này kéo dài và không được khắc phục.
2. Bệnh tim
Trong giai đoạn nặng của bệnh, không khí ra vào phổi bị cản trở và không được đổi mới thường xuyên, bên cạnh đó, do vách các phế nang (túi khí của phổi) cũng bị phá hủy, lại càng làm cản trở sự trao đổi khí, do vậy làm nồng độ khí oxy trong máu bị giảm, tích đọng nhiều khí cacbonic. Tình trạng thiếu oxy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan đặc biệt là tim.
Không những vậy, tổn thương phế quản và phế nang càng nhiều khiến áp lực máu trong tuần hoàn phổi càng tăng, tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng giãn và thậm chí là suy tim phải.
3. Giảm tuổi thọ
Ngay cả bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ cũng có thời gian sống giảm hơn bình thường, người mắc COPD càng nặng thì thời gian sống càng ngắn. Hầu hết các bệnh nhân đều được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc rất nặng. Chỉ khoảng 70% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng và 30% rất nặng sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh.
Khoảng 30% bệnh nhân chết vì suy hô hấp cấp và mạn tính, sau đó là suy tim (13%). Các nguyên nhân gây tử vong tiếp theo bao gồm: Nhiễm trùng hô hấp, nhồi máu phổi, rối loạn nhịp tim, ung thư phổi.
4. Tàn phế
Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu- BV Đa khoa Tâm Anh, COPD là bệnh có khả năng gây tàn phế cao. Đối chiếu tiêu chuẩn tàn phế của Tổ chức Y tế Thế giới, tàn phế của bệnh do các điểm chính sau:
Tàn phế hô hấp: tình trạng khó thở và đau cơ sẽ làm giảm khả năng vận động.
Tàn phế về mặt xã hội: người bệnh sẽ có cảm giác như bị tách biệt khỏi xã hội, hoạt động thường ngày phải phụ thuộc người khác. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng. Khoảng 60% các bệnh nhân có chỉ định thở oxy dài hạn, những trường hợp này thường cần nằm tại chỗ từ 16-18 giờ/ngày, càng làm gia tăng tình trạng trầm cảm của bệnh nhân.
Liệu pháp hỗ trợ điều trị COPD tại nhà bằng thông khí nhân tạo không xâm nhập (BIPAP)
Cho đến nay chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị COPD khỏi hoàn toàn, chỉ có thể điều trị giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa diễn tiến nghiêm trọng, đặc biệt trong các đợt cấp giúp người bệnh đỡ ho khạc đờm, khó thở và hết sốt…Và để ngăn ngừa những biến chứng xấu cũng như các trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân thường được khuyên dùng các biện pháp hỗ trợ thông khí tại nhà, nổi bật nhất là biện pháp thông khí nhân tạo không xâm nhập (BIPAP) sử dụng máy Lumis150 VPAP ST-A của thương hiệu Resmed, Úc.
Giới thiệu Máy trợ thở Resmed Lumis 150 VPAP ST-A
Máy trợ thở Resmed Lumis 150 VPAP ST-A là dòng máy thở không xâm nhập cao cấp của Úc, được thiết kế cho bệnh nhân gặp tình trạng đường thở bị tắc nghẽn hoặc hệ hô hấp bị hạn chế. Với chế độ iVAPS thông khí độc đáo được phát triển bới Resmed, máy trợ thở Lumis 150 VPAP ST giúp duy trì thông khí phế nang phù hợp với các thay đổi về áp suất của bệnh nhân. Người bệnh có thể tùy chọn Auto EPAP với chế độ iVAPS liên tục theo dõi quá trình thông khí và áp suất đường thở trên. Máy trợ thở Lumis 150 VPAP ST rất dễ để cài đặt, sử dụng và được hỗ trợ bằng phần mềm quản lý bệnh nhân ResScan™ của Redmed.
Tính năng đặc biệt của máy trợ thở Resmed Lumis 150 VPAP ST-A
Máy sử dụng công nghệ hiện đại với chế độ iVAPS thông khí độc đáo, giúp duy trì thông khí phế nang phù hợp với các thay đổi về áp suất của bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh có thể tùy chọn Auto EPAP với chế độ iVAPS liên tục để có thể theo dõi quá trình thông khí và áp suất của đường thở trên. Bên cạnh đó, chế độ Climate Control Auto cũng giúp kiểm soát độ ẩm một cách tự động kết hợp với phần mềm ResScan trong điện thoại cho phép bạn tải xuống dữ liệu của bệnh nhân và xem các thông số quan trọng như: AHI, Áp lực thở, Khí rò rỉ…
Với những ưu điểm trên, ResMed LumisTM 150 Vpap ST được bác sĩ chỉ định dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nặng và đặc biệt là các bệnh nhân mắc COPD. Ngoài ra, máy trợ thở còn được sử dụng cho những trẻ em có hệ hô hấp không hoàn thiện như hội chứng suy hô hấp hoặc thiểu sản phế quản phổi.