Điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ (Phần 1)

Điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ (Phần 1)

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể được điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp. Phương pháp điều trị được đề nghị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Điều trị ban đầu nhằm kiểm soát tối ưu các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh cho chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bao gồm chứng béo phì, tăng huyết áp, rượu và sử dụng an thần, suy giáp, to đầu chi và các rối loạn mạn tính khác.

Nếu chứng OSA của bạn là do thừa cân thì việc giảm cân có thể giúp cho bệnh tự khỏi hoàn toàn. Mặc dù có thể cải thiện các biểu hiện lâm sàng nhưng đây là biện pháp rất khó cho hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu hoặc có vấn đề về ngủ. Có một phương pháp khác là phẫu thuật thắt dạ dày (làm nhỏ dạ dày), giúp đảo ngược các triệu chứng và cải thiện AHI ở người béo phì bệnh lý (BMI > 40) bệnh nhân; tuy nhiên, mức độ của những cải thiện này có thể không lớn như mức độ giảm cân. Tóm lại, giảm cân, có hoặc không có phẫu thuật thắt dạ dày, không nên được coi là một phương thức chữa bệnh cho OSA.

Chính vì vậy, bạn có thể thử các thói quen sau đây. Bạn không được uống rượu/bia ít nhất 4 giờ trước khi ngủ. Nếu ngủ ở tư thế nằm ngửa thì bạn có thể dùng gối hoặc các vật dụng khác giúp đẩy sang tư thế nằm nghiêng. Trong một số trường hợp có thể may một quả bóng vào quần pijama để giúp bạn không trở về tư thế nằm ngửa.

Áp lực đường thở dương liên tục (CPAP)

Máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) là một thiết bị phổ biến được chỉ định để điều trị phần lớn các tình trạng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Máy CPAP sẽ thổi không khí (có hoặc không có oxy) từ máy nén vào trong mặt nạ mà bệnh nhân đang đeo vừa vặn trên mũi hoặc miệng trong khi ngủ. Luồng không khí sẽ hoạt động như một thanh nẹp để giữ cho đường thở không bị hẹp lại. Điều này giúp ngăn ngừa sự tắc nghẽn là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở. Áp lực không khí được điều chỉnh để giúp kiểm soát tình trạng ngưng thở tốt nhất. Khi sử dụng máy CPAP thì bạn cũng sẽ nhận thấy tình trạng ngáy giảm đi rất nhiều.

Có thể điều trị OSA bằng một số thiết bị hoặc phẫu thuật. Loại thiết bị hoặc phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở. Người bệnh ngậm trong miệng dụng cụ hoặc thiết bị (gọi là thiết bị hỗ trợ miệng) trong khi ngủ để giúp đường thở thông thoáng. Phần lớn các thiết bị hỗ trợ miệng hoạt động bằng cách đưa hàm về phía trước hoặc giữ không cho lưỡi làm tắc nghẽn cổ họng. Các thiết bị hỗ trợ miệng có khả năng hỗ trợ rất nhiều cho người mắc chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ và không thừa cân. Các thiết bị này thường được đặt riêng và phù hợp với từng người dưới sự giám sát của nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng, là người có chuyên môn về các vấn đề này.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp phẫu thuật. Khi a-mi-đan hoặc VA là nguyên nhân gây tắc nghẽn ở họng thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt a-mi-đan, nạo VA. Phương pháp phẫu thuật cũng có thể mang lại hiệu quả cho những bệnh nhân có vấn đề về xương hàm dưới. Các phương pháp phẫu thuật khác dùng để điều trị OSA là cắt bỏ các mô mềm ở họng hoặc đưa lưỡi về phía trước. Tuy nhiên, để điều trị OSA thì các phương pháp phẫu thuật này sẽ không hiệu quả bằng máy CPAP và thường dành riêng cho những bệnh nhân sử dụng máy CPAP không thành công.

Tác dụng phụ của thở CPAP qua mũi bao gồm khô và kích ứng mũi, có thể được giảm nhẹ trong một số trường hợp với việc sử dụng không khí ẩm ấm, và khó chịu do mặt nạ không phù hợp. Tuy nhiên, các thiết kế mặt nạ mới hơn, điển hình như sản phẩm máy thở JPAP của tập đoàn Metran Nhật Bản đã có những cải thiện đáng kể về độ thoải mái và dễ sử dụng.

Các bước cần thực hiện để điều trị OSA hiệu quả

  • Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ,
  • Hãy hỏi những người xung quanh xem họ có nghe thấy tiếng ngáy lớn hoặc nhìn thấy bạn ngưng thở trong khi ngủ hay không,
  • Hãy hỏi nhân viên chăm sóc sức khỏe xem bạn có cần thực hiện quy trình khảo sát giấc ngủ hay không
  • Tập thể dục thường xuyên và tiến hành giảm cân nếu bạn đang thừa cân,
  • Không uống rượu/bia, đặc biệt là trước khi ngủ.

Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ về các phương pháp điều trị hội chứng OSA còn lại. Cảm ơn! (Còn tiếp…)

Nguồn: Theo Kingman P. Strohl , MD, Case School of Medicine, Case Western Reserve University, Đánh giá về mặt y tế 9/2020 ; Cẩm nang Merck