Stress và liệu pháp oxy

Stress và liệu pháp oxy

Những người mắc bệnh về đường hô hấp nói riêng và người bình thường nói chung đang hàng ngày phải đối diện với chứng trầm cảm, stress (căng thẳng). Nếu không có phương pháp ứng phó phù hợp, stress sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Novamed Việt Nam xem xét mối tương quan giữa căng thẳng và liệu pháp oxy cùng với cách kiểm soát mức độ căng thẳng của bản thân.

Căng thẳng ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Bạn có biết rằng căng thẳng là báo động an ninh cho cơ thể? Khi bạn căng thẳng, đồng tử giãn ra, mạch đập nhanh hơn, nhịp tim tăng và khiến cơ thể tìm phương pháp chống lại hoặc tìm nơi an toàn. Tuy căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhưng căng thẳng quá mức lại cực kỳ có hại khi làm rối loạn các hormone và hóa chất trong não, khiến những hormone và hóa chất hữu ích biến đổi thành có hại. Hơn nữa, căng thẳng kinh niên còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tác động đến các bệnh mãn tính bạn có thể phải đối mặt.

Căng thẳng và mức độ oxy có liên quan như thế nào?

Khi bị căng thẳng, cơ thể bắt đầu thở nhanh hơn nhưng kém hiệu quả hơn bình thường. Những nhịp thở nông này làm giảm hiệu quả của việc đưa oxy vào máu. Cụ thể, chúng làm giảm mức oxy hít vào, khiến bạn thở nhanh hơn để đạt được mức oxy cần thiết. Hệ thống hô hấp lúc này phải hoạt động vượt mức và gây ra khó thở. Đối với những người bị các triệu chứng về đường hô hấp thì đây là vấn đề cực kỳ lớn.

Các liệu pháp oxy giúp quản lý với mức độ căng thẳng

Đôi khi căng thẳng là điều không thể tránh khỏi nên cũng đừng quá khắt khe với bản thân khi điều đó xảy ra. Những gì bạn nên làm là học cách hòa hợp tâm trí và cơ thể để kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

Dưới đây là phương pháp của Tiến sĩ Sue Varma:

Vận động: các hoạt động trong nhà và ngoài trời.

Tập thở: Dành 10 phút hàng ngày để tập thở,

Trò chuyện: Có những cuộc trò chuyện cởi mở với những người bạn có thể tin tưởng.

Làm những gì bạn thích: Làm điều bạn giỏi nhất và thích nhất để tăng sức sáng tạo, tập trung.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử phương pháp thở sâu như sau:

  • Bước 1: Giữ nguyên tư thế đang ngồi hoặc đứng.
  • Bước 2: Hít thở chậm và sâu bằng mũi, làm đầy phổi dưới trước rồi đến phổi trên. Đặt một tay lên bụng để cảm nhận dòng khí lưu chuyển.
  • Bước 3: Giữ hơi thở và đếm đến ba.
  • Bước 4: Từ từ thở ra bằng miệng, thả lỏng toàn bộ cơ thể, đặc biệt là mặt, cổ, vai và thân.

Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật thở bụng rất hữu ích trong việc kiềm chế căng thẳng.

  • Bước 1: Khi ngồi hoặc nằm, đặt một tay lên ngực,tay kia đặt lên bụng.
  • Bước 2: Hít vào bằng mũi.
  • Bước 3: Giữ yên lồng ngực.
  • Bước 4: Thở ra từ từ.
  • Bước 5: Lặp lại chu trình cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

Trên đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn kiềm chế căng thẳng. Vui lòng theo dõi fanpage Novamed Vietnam để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất.