Phòng ngừa và chẩn đoán chứng OSA thông qua các đối tượng có nguy cơ mắc cao

Phòng ngừa và chẩn đoán chứng OSA thông qua các đối tượng có nguy cơ mắc cao

Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở tuổi trung niên, tăng dần theo tuổi, nam nhiều hơn nữ.

Những đối tượng dễ mắc chứng Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Người bị béo phì hoặc thừa cân có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao gấp 3 lần người bình thường. Tuy nhiên, chứng này cũng có thể xảy ra ở những người gầy. Các nhân tố phổ biến gây nên chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể là:

  • Thừa cân: Nguy cơ mắc OSA của bạn cao hơn nếu bạn bị thừa cân (chỉ số BMI ≥25) hoặc béo phì (chỉ số BMI ≥30 ).
  • Kích thước cổ lớn: Đây là một điều tưởng chừng như rất lạ nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ cao hơn ở người có kích thước cổ từ 17 inch (43,18cm) trở lên đối với nam hoặc 16 inch (40,64cm) trở lên đối với nữ. Về cơ bản, nếu kích thước cổ to, mật độ mô mềm cao sẽ làm chặn đường thở trong khi ngủ.
  • Tuổi tác: Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chứng này phổ biến hơn ở người trưởng thành, đặc biệt là người trong độ tuổi trung niên.

  • Giới tính: Ngưng thở khi ngủ phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Đối với phụ nữ, nguy cơ ngưng thở khi ngủ tăng lên trong giai đoạn mãn kinh. Còn ở nam giới, chứng nay có thể xuất hiện trong rất nhiều thời điểm hoặc do thói quen sinh hoạt.
  • Tăng huyết áp: Những người bị huyết áp cao thường dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Các loại thuốc an thần: Thuốc hoặc chất kích thích có thể cản trở khả năng tỉnh táo sau khi ngủ đồng thời kéo dài thời gian ngưng thở.
  • Các triệu chứng bất thường về đường thở: Như lệch vách ngăn hoặc polyp mũi.
  • Di truyền: Bạn có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn nếu có một thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh này. Các đặc điểm di truyền làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ bao gồm béo phì và các đặc điểm thể chất như hàm lõm. Các yếu tố gia đình thông thường khác như thói quen vận động và ăn uống cũng có thể đóng vai trò như một tác nhân gây bệnh.

 

Phòng ngừa bệnh Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Để phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ, những trường thừa cân béo phì thì việc giảm cân không chỉ quan trọng với hội chứng ngưng thở khi ngủ mà còn với các bệnh lý khác như rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, huyết áp… Còn những trường hợp có kèm theo bất thường về giải phẫu như bất thường hàm mặt, lưỡi gà rủ quá thấp cần có can thiệp về chuyên khoa.

Thay đổi lối sống có thể làm nhẹ bớt triệu chứng ngưng thở khi ngủ: giảm cân nặng (giảm cân rất quan trọng vì có thể giảm độ nặng hoặc có thể chữa được ngưng thở khi ngủ); tránh uống rượu; ngưng các thuốc an thần và chất gây nghiện; ngưng thuốc lá; thay đổi tư thế ngủ (quay đầu giường lên cao 10cm, tránh nằm gối cao; một số bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ nhẹ hay ngáy to có thể ít bị vấn đề về hô hấp khi nằm nghiêng).

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Nếu có vấn đề về giấc ngủ, khuyến nghị nên đi khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp. Bác sĩ điều trị có thể tiến hành thăm dò sâu hơn về giấc ngủ để chẩn đoán, được gọi là: đo đa ký giấc ngủ. Thử nghiệm này sẽ xác nhận có bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không và bạn đang bị loại nào. Bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các thử nghiệm khác để tìm xem bạn có đang bị bệnh lý nào khác mà mình không biết như suy tim, bệnh hô hấp mãn tính, bệnh về thần kinh hoặc bệnh về hooc môn.

  • Khám lâm sàng Hô hấp.
  • Khám lâm sàng Tai Mũi Họng.
  • Điện tim thường.
  • Ghi đa ký hô hấp , tiến hành bởi một chuyên gia về giấc ngủ ở nhà hay bệnh viện, cho phép xác định chỉ số ngừng thở thở yếu (IAH).
  • IAH >= 30 Ghi đa ký giấc ngủ đủ để chẩn đoán.
  • IAH < 30 Ghi đa ký giấc ngủ cần thiết.

(Còn tiếp…)

Nguồn: Hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ AASM