Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là gì?
Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.
Có nhiều loại ngưng thở khi ngủ khác nhau, bao gồm hai chứng phổ biển là: ngưng thở khi ngủ trung tâm và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến và nghiêm trọng, bao gồm các giai đoạn đóng lại toàn bộ hoặc một phần của đường thở trên xảy ra trong thời gian ngủ và dẫn đến ngừng thở (được định nghĩa là giai đoạn ngưng thở hoặc giảm hô hấp > 10 giây).
Trong nhiều trường hợp, chứng ngưng thở hoặc ngừng thở trong thời gian ngắn là do các mô ở phía sau cổ họng bị xẹp xuống. Ở trạng thái bình thường, các cơ của đường hô hấp trên thư giãn khi bạn chìm vào giấc ngủ. Nếu bạn nằm ngửa khi ngủ, trọng lực có thể khiến lưỡi tụt lại phía sau. Điều này thu hẹp đường thở, làm giảm lượng không khí có thể đến phổi của bạn và dẫn đến ngáy ngáy bằng cách làm cho các mô ở phía sau cổ họng rung lên khi bạn thở.
Triệu chứng của OSA bao gồm buồn ngủ ban ngày quá mức, bồn chồn, ngủ ngáy, thức tỉnh lặp đi lặp lại, và đau đầu buổi sáng.
Tỷ lệ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là từ 2 đến 9% ở người lớn; tình trạng này chưa được ghi nhận và thường không được chẩn đoán ngay cả ở bệnh nhân có triệu chứng. Tuy nhiên, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể gây ra các tình trạng như:
- Chứng cao huyết áp
- Các vấn đề về tim mạch
- Đột quỵ
- Tiền tiểu đường và tiểu đường
- Trầm cảm
Hiện nay có rất nhiều người được điều trị chứng ngưng thở khi ngủ mà không được chẩn đoán hoặc tiếp nhận. Nếu thấy người thân phản hồi về triệu chứng của bạn khi ngủ, hãy liên hệ với cơ sở y tế để điều trị kịp thời, giảm biến chứng không đáng có xảy ra.
(Còn tiếp…)
Nguồn: Hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ AASM